Technical Analysis
TradeCoinVN
TradeCoinVN
Mô hình giá: Vai-đầu-vai, mô hình cốc cầm tay,...
Chỉ báo kỹ thuật: Đường trung bình động (MA), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), MACD,...
Biểu đồ nến: Nhìn những gì đã xảy ra trong một cây nến giá để phỏng đoán tâm lý của các nhà giao dịch khác trong một phiên đó
Phân tích Cơ Bản: Cho chúng ta biết một tài sản nào đó có đán để đầu tư.
Phân tích Kỹ Thuật: Tìm được điểm mua bán.
Phương pháp khác: Phân tích định lượng, phân tích tin tức, hoặc phân tích tâm lý đám đông.
Đường trung bình động.
Chỉ báo này được tạo ra là để làm mịn và làm giảm độ biến động của đường giá.
Các nhà giao dịch thường sử dụng đường MA này để tìm ra các điểm mua hoặc điểm bán trong một xu hướng đang diễn ra. Ví dụ, đường giá sẽ có thiên hướng quay về để test lại đường MA(50) rồi sau đó bật tăng trở lại. Nắm bắt được quy trình lặp đi lặp lại này, các nhà PTKT sẽ có một điểm mua ngay tại những điểm test lại đó (điểm 1, 2, 3, 4).
Tuy nhiên, những quy trình lặp lại này không phải lúc nào cũng sẽ diễn ra theo cùng một kịch bản. Cho nên, khi mà quy trình mà bạn áp dụng đã không còn chính xác (ví dụ như điểm số 5 được đánh dấu ở trên hình) thì bạn cần phải kỷ luật và mạnh mẽ để dứt khoát cắt đi lệnh đó trước khi mọi chuyện diễn ra theo hướng tồi tệ hơn.
Đường trung bình động trọng số.
EMA sẽ được gán trọng số lớn hơn nên nó sẽ phản ứng với sự thay đổi của giá nhanh hơn. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng EMA sẽ bám sát đường giá hơn so với MA.
Với việc được gán trọng số cao hơn nên ưu điểm mà nó mang lại là cho chúng ta các tín hiệu giao dịch nhanh hơn, nhưng bên cạnh đó thì nó cũng cho chúng ta tín hiệu "nhiễu" hơn.
Chỉ số hội tụ và phân kỳ đường trung bình động.
Xác định xu hướng và đo lường sức mạnh của xu hướng đó trên biểu đồ giá.
MACD bao gồm ba thành phần:
MACD Line (đường màu xanh): Được tính bằng cách lấy giá trị của EMA 12 ngày trừ đi giá trị của EMA 26 ngày.
Signal Line (đường màu cam): Là giá trị EMA 9 ngày của MACD Line.
Histogram: được tạo ra bằng cách tính chênh lệch giữa MACD Line và Signal Line.
Chỉ báo này giúp cho chúng ta xác định một xu hướng của đường giá như sau:
Khi MACD Line cắt lên trên Signal Line (mũi tên 1, 2): Điều này cho chúng ta tín hiệu mua, ngụ ý rằng có thể đang hình thành một xu hướng tăng giá. Tín hiệu này sẽ càng mạnh khi mà MACD Line hướng lên càng xa Signal Line và nằm trên Zero Line (điểm 0 nằm ở giữa histogram tăng và giảm).
Khi MACD Line cắt xuống dưới Signal Line (mũi tên 3): Ngược lại, điều này thường cho chúng ta một tín hiệu bán. Nó có ngụ ý rằng giá của tài sản đang hình thành một xu hướng giảm. Tín hiệu này sẽ càng mạnh khi mà MACD Line hướng xuống dưới càng xa Signal Line và nằm dưới đường Zero Line.
Chỉ số Sức mạnh Tương đối.
Cấu tạo của chỉ số này bao gồm một đường có giá trị từ 0 đến 100, cung cấp cho chúng ta một cách để có thể đánh giá xem liệu một tài sản có đang ở tình trạng quá mua (overbought) hay quá bán (oversold) hay không?
Nếu RSI có giá trị trên 70: Đây thường được xem là một tín hiệu cho rằng tài sản đang ở trạng thái quá mua và cảnh báo rằng xu hướng có thể sắp xảy ra đảo chiều sau sự hưng phấn của phe mua.
Nếu RSI dưới 30: Ngược lại, đây thường được coi là dấu hiệu cảnh báo tài sản đang trong trạng thái quá bán và có thể chuẩn bị có sự điều chỉnh tăng giá.
Chỉ báo RSI thường được sử dụng chung để bổ trợ cho các công cụ và chỉ báo khác để nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định đầu tư và giao dịch chuẩn xác hơn.
Khối lượng giao dịch.
Volume thường được thể hiện dưới dạng những cây cột trên biểu đồ giá để chỉ số lượng tài sản đã được giao dịch thành công trong một phiên (một nến).
Dưới đây là một số trường hợp mà volume được sử dụng trong PTKT:
Volume tăng và giá tăng: Trường hợp này cho ta thấy rằng giá tăng được hỗ trợ bởi nhu cầu lớn từ phe mua. Điều này thường là tín hiệu của một xu hướng đi lên vững chắc khi mà tài sản đang nhận được sự chú ý lớn từ các nhà giao dịch.
Volume tăng nhưng giá giảm: Đây là trường hợp cho thấy rằng số lượng tài sản đang được bán ra là rất lớn so với nhu cầu mua vào. Điều này có thể là dấu hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng tăng trước đó.
Volume giảm và giá tăng hoặc giá giảm: Trường hợp mà giá tăng hoặc giảm nhưng mà volume lại thấp cho thấy sự quan tâm của thị trường về tài sản này đã không mạnh và xu hướng hiện tại của nó là không ổn định.
Dải Bollinger.
Đây là công cụ có thể giúp cho các nhà giao dịch xác định các điểm mà đường giá có thể bắt đầu hoặc kết thúc một xu hướng. Được sử dụng để đo lường tình trạng quá mua hoặc quá bán của đường giá, giúp cho các nhà giao dịch có thể đánh giá về khả năng đảo chiều hay tiếp diễn của xu hướng hiện tại.
Đây là một dải bao gồm 3 thành phần chính:
Middle Line: Đây là một đường trung bình động, thường là MA 20 ngày.
Dải trên: Thường được tính bằng cách lấy giá trị của MA 20 ngày cộng cho 2 lần độ lệch chuẩn.
Dải dưới: Tương tự như Upper Band nhưng giá trị sẽ trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn.
Từ cấu tạo trên đã hình thành cho Bollinger Bands một dải bao bọc xung quanh đường giá (như trong hình trên).
Khi đường giá chạm vào Upper Band thì nó sẽ có xu hướng đảo chiều xuống và ngược lại.
Khi đường giá từ Upper Band hoặc Lower Band quay trở lại và tiệm cận với đường MA 20 (Middle Line) nhưng không thể phá vỡ nó, điều này báo hiệu rằng đây là một xu hướng mạnh và nó có thể sẽ tiếp tục chạy.
n2 n0
θ